Aptomat là gì?
Aptomat là từ có bắt nguồn từ tiếng Nga, nhưng trong tiếng Anh là Crcuit Bkeaker (CB hay MCCB, MCB), là thiết bị để tự động cắt mạch điện hoặc bảo vệ hệ thống điện, giúp cho các thiết bị điện tránh khỏi trường hợp bị ngắn mạch hoặc sụt áp. Gọi 1 cách dễ hiểu thì Aptomat là đóng ngắt mạch điện tự động khi xảy ra sự cố về điện.
Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat
Để chọn được Aptomat cho gia đình, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản đối với điện dân dụng. Đồng thời tham khảo các chức năng thiết bị điện khi sử dụng có giá trị như thế nào.
Cách tính dòng điện trong nhà để chọn Aptomat được tính theo công thức sau: I= P/U.
- P là công suất tiêu thụ của các thiết bị điện có trong nhà.
- U là hiệu điện thế.
- I là chỉ số để các bạn chọn Aptomat trong nhà sao cho khớp.
Ví dụ: Nếu bạn định mua Aptomat tổng là 63 Ampe, dòng điện trong nhà là 220V thì Aptomat có công suất chịu tải là 13.860 W. Trong trường hợp tất cả các thiết bị điện nhà bạn sử dụng cùng lúc hoặc sử dụng vượt mức sẽ dẫn đến tình trạng quá tải. Chính vì vậy, chúng ta cần biết công suất điện của tất cả thiết bị để lựa chọn aptomat tổng phù hợp.
Ngoài ra nguyên tắc chọn Aptomat cho gia đình là mức dòng điện Aptomat phải tuân theo công thức: IB < In < Iz. Trong đó IB chính là dòng điện lớn nhất của thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng điện giới hạn cho phép của dây dẫn.
Tiêu chí chọn mua Aptomat
Để chọn được một thiết bị Aptomat chất lượng và phù hợp với công trình công nghiệp lẫn công trình dân dụng. Bạn cần lưu ý một số tiêu chí như sau:
- Dòng điện tính toán hợp lí đi trong mạch
- Dòng điện quá tải
- Tính thao tác có lựa chọn và chọc lọc
Ngoài ra khi lựa chọn Aptomat bạn cần phải căn cứ vào các đặc tính làm việc của phụ tải Aptomat, không được phép cắt khi quá tải ngắn xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường.
Trên thực tế tùy theo từng điều kiện và đặc tính cụ thể của phụ tải. Bạn nên lựa chọn dòng điện định mức của móc bảo vệ từ 125% đến 150%. Hoặc có thể lớn hơn nữa tùy theo dòng diện tính toán của mạch. Sau đó ta chọn Aptomat theo các số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất.
Cách lựa chọn Aptomat các thiết bị riêng biệt
Ngoài Aptomat tổng, trong nhà còn có một số thiết bị có công suất tiêu điện lớn. Ví dụ như: điều hòa, máy lạnh,…Những thiết bị này cần có Aptomat riêng để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Chọn Aptomat để lắp cho máy lạnh
Áp dụng công thức tính ở phần trên, chúng ta sẽ tính được dòng điện chạy qua máy lạnh, từ đó chọn aptomat phù hợp để lắp cho máy điều hòa trong nhà.
Lấy ví dụ, 1 máy điều hòa 9000 BTU có công suất dao động từ 850 – 950W, nếu tính theo công thức I=P/U, dòng điện chạy qua máy lạnh sẽ nằm trong khoảng 3,8-4,3A, vậy chúng ta nên chọn Aptomat 8 – 12A
Tương tự, với máy lạnh có công suất 12000 BTU, dòng điện chạy qua 4-5,5A, thì nên chọn Aptomat 10 – 16A. Máy điều hòa công suất 18000 BTU, dòng điện chạy qua máy máy lạnh sẽ giao động trong khoảng 6-8A, vậy chọn Aptomat 16 – 20A.
1FIX lại đề xuất bạn dùng Aptomat có mức chênh lệch cao hơn nhiều dòng điện qua thiết bị là vì khi máy khỏi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy.